Hội thảo khoa học “Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ”

Thứ năm - 17/03/2022 02:33 4.358 0
Ngày 14/3/2022, Bộ Công an Hội thảo khoa học “Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ” với hình thức trực tuyến. Đồng chí Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội thảo.
        Tham dự Hội thảo tại điểm cầu Công an tỉnh Hậu Giang có đồng chí Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng chí Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang; các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Thường trực Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố. Về phía lực lượng Công an có đồng chí Thượng tá Huỳnh Việt Hòa, Giám đốc Công an tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Giám đốc và 35 đại biểu là lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương cùng dự.
Đại biểu dự Hội thảo trực tuyến tại điểm cầu Công an tỉnh
Đại biểu dự Hội thảo trực tuyến tại điểm cầu Công an tỉnh
        Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe ý kiến tham luận, những luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, trên cơ sở đó, việc ban hành Luật là mang tính cấp thiết, nhằm đáp ứng nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, chủ động giải quyết vấn đề trong xã hội xảy ra từ khi mới phát sinh. Ngoài lực lượng Công an chính quy làm nòng cốt, cần có sự tham gia rộng rãi của nhiều lực lượng, việc hình thành và phát triển của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là tất yếu ở mọi giai đoạn của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, tạo cơ sở pháp lý để huy động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Thứ trưởng Lê Quốc Hùng khẳng định việc ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở không hình thành một tổ chức mới, không tăng biên chế, không phát sinh ngân sách nhà nước và không vì lợi ích của riêng Bộ, Ngành mà là vì lợi ích chung của đất nước, của toàn dân, bảo vệ lợi ích của các lực lượng bán chuyên trách tham gia bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở.
        Buổi chiều cùng ngày, các đại biểu cũng được nghe thảo luận về những hạn chế, bất cập, những phát sinh, tồn tại của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như: Vấn đề an toàn giao thông, kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải đường bộ là những lĩnh vực rất lớn, mục tiêu, đối tượng điều chỉnh khác nhau nhưng lại quy định cùng một luật dẫn đến quy định không đầy đủ, cụ thể từng nội dung thuộc từng lĩnh vực. An toàn giao thông đường bộ liên quan, tác động trực tiếp đến quyền con người, đó là bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản và quyền đi lại theo quy định của Hiến pháp. Bên cạnh đó, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 không quy định đầy đủ, cụ thể về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông như: Giải quyết tai nạn giao thông, chỉ huy, điều khiển giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông, giải quyết những vấn đề về an ninh, trật tự, sự kiện trên các tuyến đường giao thông… Thực tế, tình trạng coi thường pháp luật của người tham gia giao thông vẫn còn phổ biến; nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng còn xảy ra, gây thiệt hại về người và tài sản, để lại hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội; văn hóa tham gia giao thông còn yếu kém, bất cập…Trong khi đó, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 không quy định rõ cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, dẫn đến quá trình thực hiện thiếu nhất quán, đồng bộ nhất là giữa cơ quan quản lý nhà nước về an ninh trật tự và cơ quan quản lý nhà nước về hạ tầng, kinh tế, kỹ thuật còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các lực lượng… Vì thế, dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ nhằm thể chế được toàn bộ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới.
        Phát biểu bế mạc Hội thảo, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định, các ý kiến nêu ra tại Hội thảo đã phân tích, làm sâu sắc luận cứ khoa học, thực tiễnsự cấp thiết cho việc xây dựng dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình hiện nay. Nhiều tham luận đã đánh giá thực tiễn trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở một số địa phương cũng như yêu cầu đòi hỏi phải hoàn thiện cơ sở pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó có đề xuất xây dựng, ban hành dự án Luật. Các tham luận đã thể hiện rõ sự nghiên cứu công phu, tâm huyết và đầy trách nhiệm, sự trăn trở trước một lĩnh vực mà lâu nay được lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như quần chúng nhân dân, các cơ quan báo chí quan tâm. Đồng chí Thứ trưởng cho biết, Ban Soạn thảo sẽ tổng hợp các ý kiến tham gia, chú ý những vấn đề mới, nhạy cảm mà dư luận đang quan tâm để hoàn thiện kết luận, gửi đến đại biểu, cũng như thực hiện các quy trình về xây dựng luật theo đúng quy định của Pháp luật. Đồng thời, đồng chí Thứ trưởng trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà hoạt động thực tiễn, các đại biểu đã tham gia viết bài tham luận và tham dự Hội thảo, đồng thời ghi nhận các ý kiến sâu sắc và đóng góp quý báu, nhất là đã đề xuất các giải pháp thiết thực góp phần vào thành công của Hội thảo./.
 

Tác giả bài viết: Đoàn Thị Thanh - Phòng Tham mưu

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Đường dây nóng
Lịch tiếp công dân
Văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
Hộp thư góp ý
Chuyển đổi số
Bộ Pháp điển
Đối tượng truy nã
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập231
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm67
  • Khách viếng thăm163
  • Hôm nay46,733
  • Tháng hiện tại1,405,887
  • Tổng lượt truy cập75,039,288
phieukhaosat
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây