Những điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Căn cước

Thứ tư - 10/05/2023 02:37 1.390 0
        Chính phủ đã chỉnh lý tên gọi của dự án Luật từ “Luật Căn cước công dân (sửa đổi)” thành “Luật Căn cước”. Luật này sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 5 của Quốc Hội với nhiều nội dung mới liên quan đến quyền, lợi ích của người dân.
       Việc xây dựng dự án Luật Căn cước nhằm mục đích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Theo đó, dự thảo Luật Căn cước bao gồm 07 chương, 46 Điều (trong đó, so với Luật Căn cước công dân năm 2014 thì dự thảo Luật đã sửa đổi 39/39 điều, bổ sung mới 07 điều). Dự thảo Luật có những nội dung mới cơ bản như sau:
111111111
Thẻ Căn cước mới sẽ lược bỏ vân tay, bảo đảm tính riêng tư
của người dân – Ảnh: Bộ Công an
        1. Lược bỏ vân tay, thay đổi thông tin quê quán, nơi thường trú
        Về nội dung thể hiện trên Thẻ Căn cước, dự thảo Luật quy định lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, dòng chữ “căn cước công dân”, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, dòng chữ “thẻ căn cước”, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú... Việc thay đổi, cải tiến như trên để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, hạn chế việc phải cấp đổi Thẻ Căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân; các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên Thẻ Căn cước.
        2. Cấp Thẻ Căn cước cho người dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu
        Dự thảo Luật quy định về quản lý, cấp Thẻ Căn cước cho người dưới 14 tuổi và cấp Giấy Chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của họ và phục vụ công tác quản lý nhà nước; phát huy giá trị, tiện ích của Thẻ Căn cước trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số. Tuy nhiên, việc cấp Thẻ Căn cước cho người dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc.
        3. Cấp thẻ căn cước cho người dân trong thời hạn 07 ngày làm việc
        Về thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại Thẻ Căn cước, dự thảo Luật quy định kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý căn cước phải cấp, cấp đổi, cấp lại Thẻ Căn cước cho người dân trong thời hạn 07 ngày làm việc. Đây là quy định chung, áp dụng trên toàn quốc, không phân biệt theo địa bàn cư trú của người dân như Luật Căn cước công dân năm 2014.
        4. Căn cước công dân đã được cấp trước khi Luật Căn cước có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn
        Về quy định chuyển tiếp, dự thảo Luật quy định chuyển tiếp theo hướng Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ; khi người dân có yêu cầu thì được đổi sang Thẻ Căn cước. Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, Thẻ Căn cước công dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước không được quy định thủ tục riêng về thay đổi, điều chỉnh thông tin về Chứng minh nhân dân, Thẻ Căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.
        Hiện nay, Bộ Công an đã cấp được gần 80 triệu Thẻ Căn cước công dân cho người đủ điều kiện cấp thẻ nên việc quy định thời hạn hết giá trị sử dụng của Chứng minh nhân dân cơ bản không tác động đến người dân. Quy định này sẽ hạn chế việc tiếp tục sử dụng Chứng minh nhân dân cũ, có tính bảo mật không cao bằng Thẻ Căn cước và không có nhiều tiện ích; thúc đẩy người dân thay đổi thói quen bằng việc sử dụng Thẻ Căn cước gắn chíp điện tử.

Tác giả bài viết: Phan Văn Thanh Hải – Phòng Tham Mưu

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Đường dây nóng
Lịch tiếp công dân
Văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
Hộp thư góp ý
Chuyển đổi số
Bộ Pháp điển
Đối tượng truy nã
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập204
  • Máy chủ tìm kiếm62
  • Khách viếng thăm142
  • Hôm nay77,290
  • Tháng hiện tại1,605,149
  • Tổng lượt truy cập75,238,550
phieukhaosat
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây