Thủ tục chính sách cấp tỉnh 04

Thứ năm - 02/09/2021 22:16 2.950 0
Thủ tục: Xét hưởng chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương
1. Trình tự thực hiện
1.1. Đối tượng hoặc thân nhân đối tượng lập bản khai theo mẫu và nộp các giấy tờ quy định cho Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Hậu Giang nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
1.2. Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
a) Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng có hộ khẩu thường trú trên địa bàn;
b) Tổ chức thẩm tra, xác minh, lập danh sách, gửi hồ sơ, báo cáo Công an tỉnh Hậu Giang.
1.3. Công an tỉnh Hậu Giang
a) Tiếp nhận hồ sơ do Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chuyển đến;
b) Tổ chức thẩm tra, xác minh, xét duyệt và lập hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 7 Thông tư này gửi về Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân (Cục Tổ chức cán bộ).
c) Tiếp nhận hồ sơ do Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân đã giải quyết chuyển về; tổ chức trao giấy chứng nhận hưu trí cho các đối tượng được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng; chi trả trợ cấp một lần; truy trả lương hưu (bao gồm cả trợ cấp khu vực nếu có) cho thân nhân đối tượng đã từ trần theo quyết định của Giám đốc Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân và thanh quyết toán với Cục Kế hoạch và tài chính, Bộ Công an theo quy định.
d) Chuyển 01 bộ hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định để Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang quản lý và chi trả lương hưu cho đối tượng.
1.4. Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân
a) Tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ đề nghị hưởng chế độ.
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Công an tỉnh Hậu Giang, ra quyết định hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, chế độ trợ cấp một lần; cấp số hồ sơ hưởng chế độ hưu trí; cấp giấy chứng nhận hưu trí; cấp giấy giới thiệu hưởng chế độ hưu trí; ra quyết định truy trả lương lưu, trợ cấp mai táng phí, trợ cấp tử tuất một lần (hoặc hàng tháng) đối với các đối tượng đã từ trần theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này; lưu trữ 01 bộ hồ sơ và chuyển hồ sơ đã giải quyết về Công an tỉnh Hậu Giang theo quy định.
c) Chuyển 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam để quản lý và lưu trữ.
2. Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Phòng Tổ chức cán bộ, Công an tỉnh Hậu Giang.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
+ Thành phần hồ sơ:
3.1. Hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ hưu trí hàng tháng bao gồm:
a) Bản khai cá nhân của đối tượng (05 bản) theo mẫu số 01.
b) Một hoặc một số giấy tờ gốc, hoặc được coi là giấy tờ gốc, hoặc giấy tờ liên quan (bản chính hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao có xác nhận của Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh Hậu Giang) làm căn cứ xét duyệt phải đủ yếu tố xác định được thời gian công tác thực tế trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân (tháng, năm vào Công an hoặc nhập ngũ, xuất ngũ, thôi việc, đi lao động hợp tác quốc tế, chuyển ngành, chuyển sang công nhân, viên chức công an) và diễn biến tiền lương của 05 năm cuối trước khi xuất ngũ, thôi việc sau đây:
+ Lý lịch cán bộ, hoặc lý lịch quân nhân, hoặc lý lịch Đảng viên, hoặc sổ bảo hiểm xã hội;
+ Quyết định thôi việc, xuất ngũ, chuyển ngành, chuyển sang công nhân, viên chức Công an nhân dân; bản khai quá trình đóng bảo hiểm xã hội hoặc quyết định giải quyết chế độ xuất ngũ, thôi việc;
+ Các giấy tờ liên quan khác có thể chứng minh được quá trình công tác trong Công an nhân dân và diễn biến tiền lương như: quyết định tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, thăng cấp bậc hàm, nâng bậc lương; giấy chiêu sinh vào học tại các trường Công an nhân dân; danh sách cán bộ; quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật, giấy chứng nhận thương binh (đối với đối tượng là thương binh)…
+ Trường hợp không còn giấy tờ để xác định được thời gian công tác trong Công an nhân dân, hoặc Quân đội nhân dân thì phải có giấy xác nhận của đơn vị công tác (cấp Vụ, Cục, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương) trước khi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thôi việc, xuất ngũ, hoặc đi lao động hợp tác quốc tế (trường hợp đơn vị công tác của cán bộ, chiến sĩ đã giải thể hoặc tách ra thành nhiều đơn vị thì đơn vị quản lý cấp trên theo thẩm quyền quản lý hồ sơ xác nhận);
+ Huân, Huy chương kháng chiến (hoặc giải phóng) và các hình thức khen thưởng khác.
c) Văn bản đề nghị xét hưởng chế độ (kèm danh sách) của Công an tỉnh Hậu Giang nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú theo mẫu số 02.
3.2. Hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ 1 lần bao gồm:
a) Bản khai thân nhân (03 bản) theo mẫu số 06.
b) Một hoặc một số giấy tờ gốc, hoặc được coi là giấy tờ gốc, hoặc giấy tờ liên quan (bản chính hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao có xác nhận của Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh Hậu Giang) làm căn cứ xét duyệt phải đủ yếu tố xác định được thời gian công tác thực tế trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân (tháng, năm vào Công an hoặc nhập ngũ, xuất ngũ, thôi việc, đi lao động hợp tác quốc tế, chuyển ngành, chuyển sang công nhân, viên chức công an) và diễn biến tiền lương của 05 năm cuối trước khi xuất ngũ, thôi việc sau đây:
+ Lý lịch cán bộ, hoặc lý lịch quân nhân, hoặc lý lịch Đảng viên, hoặc sổ bảo hiểm xã hội;
+ Quyết định thôi việc, xuất ngũ, chuyển ngành, chuyển sang công nhân, viên chức Công an nhân dân; bản khai quá trình đóng bảo hiểm xã hội hoặc quyết định giải quyết chế độ xuất ngũ, thôi việc;
+ Các giấy tờ liên quan khác có thể chứng minh được quá trình công tác trong Công an nhân dân và diễn biến tiền lương như: quyết định tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, thăng cấp bậc hàm, nâng bậc lương; giấy chiêu sinh vào học tại các trường Công an nhân dân; danh sách cán bộ; quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật, giấy chứng nhận thương binh (đối với đối tượng là thương binh) …
+ Trường hợp không còn giấy tờ để xác định được thời gian công tác trong Công an nhân dân, hoặc Quân đội nhân dân thì phải có giấy xác nhận của đơn vị công tác (cấp Vụ, Cục, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương) trước khi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thôi việc, xuất ngũ, hoặc đi lao động hợp tác quốc tế (trường hợp đơn vị công tác của cán bộ, chiến sĩ đã giải thể hoặc tách ra thành nhiều đơn vị thì đơn vị quản lý cấp trên theo thẩm quyền quản lý hồ sơ xác nhận);
+ Huân, Huy chương kháng chiến (hoặc giải phóng) và các hình thức khen thưởng khác;
c) Giấy chứng tử hoặc báo tử.
d) Văn bản đề nghị xét hưởng chế độ (kèm danh sách) của Công an tỉnh Hậu Giang, nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú theo mẫu số 02.
3.3. Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng chuyển Bảo hiểm xã hội tỉnh, nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú để quản lý và chi trả lương hưu gồm:
a) Giấy giới thiệu của Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân theo mẫu số 03.
b) Quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng của Giám đốc Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân theo mẫu số 04.
c) Bản ghi quá trình công tác được tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo mẫu số 05.
d) Bản khai cá nhân theo mẫu số 01.
3.4. Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng chuyển Bảo hiểm xã hội Việt Nam để quản lý, lưu trữ gồm:
a) Quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng của Giám đốc Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân theo mẫu số 04.
b) Bản ghi quá trình công tác được tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo mẫu số 05.
c) Bản khai cá nhân theo mẫu số 01.
+ Số lượng hồ sơ: chưa quy định cụ thể.
- Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân ra quyết định hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, chế độ trợ cấp một lần; cấp số hồ sơ hưởng chế độ hưu trí; cấp giấy chứng nhận hưu trí; cấp giấy giới thiệu hưởng chế độ hưu trí; ra quyết định truy trả lương lưu, trợ cấp mai táng phí, trợ cấp tử tuất một lần (hoặc hàng tháng) đối với các đối tượng đã từ trần.
4. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân.
6. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hưởng chế độ.
7. Lệ phí (nếu có): không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
+ Bản khai cá nhân đề nghị hưởng chế độ hưu trí theo Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30/01/2011 của Chính phủ (Mẫu số 01).
+ Công văn đề nghị giải quyết chế độ hưu trí theo Nghị định số 11/2011/NĐ-CP (Mẫu số 02).
+ Danh sách đối tượng đề nghị giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng theo Nghị định số 11/2011/NĐ-CP (Mẫu số 02-A).
+ Danh sách đối tượng đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp một lần theo Nghị định số 11/2011/NĐ-CP (Mẫu số 02-B).
+ Giấy giới thiệu chi trả lương hưu theo Nghị định số 11/2011/NĐ-CP (Mẫu số 03).
+ Quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo Nghị định số 11/2011/NĐ-CP (Mẫu số 04).
+ Bản ghi quá trình công tác để giải quyết hưởng chế độ hưu trí theo Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30-01-2011 của Chính phủ (Mẫu số 05).
+ Bản khai nhân thân đề nghị hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30-01-2011 của Chính phủ (Mẫu số 06 đối với đối tượng đã từ trần).
9. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30-4-1975 trở về trước, có 20 năm trở lên công tác trong Công an nhân dân, gồm cả thời gian phục vụ trong Quân đội nhân dân sau đó chuyển sang Công an nhân dân, hiện không thuộc diện đang được hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng, thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Đã xuất ngũ, thôi việc trước ngày 01/4/2000.
(2) Thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang điều trị tại các Trung tâm Điều dưỡng thương binh hoặc từ Trung tâm Điều dưỡng thương binh đã về gia đình trước ngày 01/4/2000.
(3) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân, viên chức công an rồi thôi việc trước ngày 01/01/1995; đã có quyết định chuyển ngành trước ngày 01/4/2000 nhưng không thực hiện được, hoặc đã về địa phương mà chưa được giải quyết chế độ thôi việc, xuất ngũ.
(4) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân xuất ngũ, thôi việc đi lao động hợp tác quốc tế hoặc được cử đi lao động hợp tác quốc tế sau khi về nước đã xuất ngũ, thôi việc trước ngày 01/4/2000.
10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
+ Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg, ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.
+ Nghị định số 11/2011/NĐ-CP, ngày 30/01/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2006/NĐ-CP, ngày 28/12/2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ.
+ Thông tư liên tịch số 04/2011/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC, ngày 18/7/2011 của Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ hưu trí đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước có 20 năm trở lên công tác trong Công an nhân dân đã xuất ngũ, thôi việc về địa phương.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 13 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 13 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Đường dây nóng
Lịch tiếp công dân
Cổng thông tin BCA
Văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
Hộp thư góp ý
Chuyển đổi số
Bộ Pháp điển
Đối tượng truy nã
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập436
  • Máy chủ tìm kiếm86
  • Khách viếng thăm350
  • Hôm nay98,197
  • Tháng hiện tại3,554,454
  • Tổng lượt truy cập94,982,782
phieukhaosat
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây