Một số điểm mới của Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Thứ tư - 12/06/2024 03:53 1.985 0
Ngày 29/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng tôn giáo có hiệu lực vào ngày 30/3/2024 (sau đây gọi tắt là Nghị định 95). Nghị định 95 có nhiều điểm mới, khắc phục được một số khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, cụ thể đó là:
    1. Nghị định đã giải thích cụ thể hơn về một số từ ngữ, trong đó bổ sung việc giải thích “Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp là văn bản, tài liệu về quyền sử dụng hợp pháp đối với đất đai, nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở, xây dựng và dân sự”, (được quy định tại khoản 4, Điều 3) nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có liên quan cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thực tiễn thực hiện.
    2. Bổ sung quy định về việc bảo đảm và quản lý kinh sách; thời gian, địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ được thực hiện theo nội quy, quy chế của cơ sở quản lý, giam giữ (Điều 4).
    Nghị định giao cho Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể việc ban hành nội quy, quy chế của cơ sở quản lý, giam giữ. Sự thay đổi này đã tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản hóa về quy định sử dụng kinh sách cho người bị tạm giữ, tạm giam.
Bổ sung quy định về trình tự thủ tục thay đổi người đại diện, địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Việc quy định này là biện pháp để đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài khi có nhu cầu thực hiện các hoạt động trên (Điều 7 và Điều 8).
    4. Quy định về đình chỉ, giải thể toàn bộ hoạt động của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo (Điều 12 đến Điều 19).
    Các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo bị đình chỉ toàn bộ hoạt động trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng một trong các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5, Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, quy định này nhằm hoàn thiện các quy định của luật về giải thể các tổ chức tôn giáo. Nếu các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ thì được phục hồi hoạt động tôn giáo. Đây là quy định rất nhân văn.
    Thẩm quyền đình chỉ hoạt động tôn giáo là Uỷ ban nhân dân tỉnh đối với tổ chức hoạt động trên địa bàn 01 tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương đối với tổ chức hoạt động ở nhiều tỉnh. Vì vậy, không có việc chính quyền địa phương lạm dụng quyền để đình chỉ hoạt động tôn giáo.
    Ngoài ra, còn quy định trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc đình chỉ, phục hồi hoạt động, giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo (Điều 20).
    5. Quy định rõ hơn việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ (Điều 22).
    6. Sửa đổi quy định về tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo (Điều 25 đến Điều 27).
    Nội dung của quy định này so với quy định của Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 (quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng tôn giáo) hoàn toàn mới và tạo điều kiện rất thuận lợi cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc khi thực hiện. Theo đó, các tổ chức tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hỗ trợ các hoạt động nêu trên phải công khai, minh bạch, đúng mục đích và quy định pháp luật có liên quan. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc tiếp nhận, quản lý các khoản tài trợ.
    Tùy địa bàn hoạt động của các tổ chức (hoạt động trong phạm vi 01 tỉnh hoặc nhiều tỉnh), các tổ chức tiếp nhận tài trợ phải thực hiện thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương hoặc cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh; có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả sử dụng các khoản tài trợ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể yêu cầu các tổ chức dừng tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản tài trợ và xử lý theo quy định của pháp luật nếu việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản tài trợ không đúng quy định của Nghị định 95 và các quy định của pháp luật có liên quan. Bổ sung hình thức trực tuyến khi thực hiện các hoạt động tổ chức hoạt động tôn giáo, hoạt động quyên góp, tiếp nhận tài trợ. Quy định này là cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo thực hiện hoạt động tôn giáo trong mọi hoàn cảnh (kể cả thiên tai, dịch bệnh).
    7. Tiếp nhận hồ sơ: Nghị định quy định cụ thể các hình thức tiếp nhận hồ sơ. Gửi hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi trực tuyến tại Cổng dịch vụ công; qua thuê một doanh nghiệp, cá nhân (được lựa chọn để ký kết hợp đồng tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả, ví dụ như Dịch vụ bưu chính,…) hoặc cá nhân được ủy quyền theo quy định của pháp luật (Điều 28). Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.
    8. Về hiệu lực thi hành: Nghị định 95 có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng tôn giáo hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 30 (Điều khoản chuyển tiếp), Nghị định số 95/2023. 
    9. Nghị định 95 cũng đã ban hành kèm theo Phụ lục “Danh mục các Biểu mẫu sử dụng trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo” để các cơ quan, tổ chức, cá nhân căn cứ triển khai thực hiện./.
 

Tác giả bài viết: Trần Đoan Hùng, Phòng An ninh nội địa

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Đường dây nóng
Lịch tiếp công dân
Cổng thông tin BCA
Văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
Hộp thư góp ý
Chuyển đổi số
Bộ Pháp điển
Đối tượng truy nã
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập375
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm373
  • Hôm nay35,361
  • Tháng hiện tại560,807
  • Tổng lượt truy cập101,170,934
phieukhaosat
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây