Chế tài cho hành vi sử dụng điện để đánh bắt thủy sản trái phép

Thứ tư - 16/03/2022 04:59 4.655 0
Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của đồng bằng sông Cửu Long, có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt nên có nguồn lợi thủy sản phong phú, tạo ra tiềm năng lớn để phát triển mạnh về nuôi trồng và khai thác thủy sản tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng công cụ kích điện (xiệt điện) để đánh bắt thủy sản mang tính tận diệt vẫn diễn ra thường xuyên, gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, suy giảm đa dạng sinh học hệ sinh thái thủy sinh.
        Từ năm 2016 đến năm 2021, lực lượng Công an toàn tỉnh đã kiểm tra, phát hiện 323 vụ với 331 đối tượng sử dụng công cụ kích điện để đánh bắt thủy sản. Đã khởi tố 03 vụ 03 đối tượng về tội “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản”; ban hành 201 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 01 tỉ đồng, tịch thu 201 bộ dụng cụ kích điện, nhắc nhở, cho cam kết 27 trường hợp. Ngoài ra, thông qua công tác tuyên truyền đã vận động Nhân dân tự nguyện giao nộp 86 bộ dụng cụ kích điện. Qua đó, đã thể hiện được sự quyết liệt của lực lượng Công an các cấp trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với hành vi sử dụng điện để đánh bắt thủy sản trái phép. qua đó đã tạo được sự răn đe, góp phần hạn chế vi phạm trong lĩnh vực này.
      Theo quy định tại Điều 242 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản thì người vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
       Tại Điều 28 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, ngày 16/5/2019 về xử phạt Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản:
        1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.
        2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.
        3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản như sau:
        a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;
       b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
      c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.
       4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự./.

Tác giả bài viết: Đặng Quốc Lượm - Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 12 đánh giá

Xếp hạng: 1.3 - 12 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Đường dây nóng
Lịch tiếp công dân
Cổng thông tin BCA
Văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
Hộp thư góp ý
Chuyển đổi số
Bộ Pháp điển
Đối tượng truy nã
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập333
  • Máy chủ tìm kiếm97
  • Khách viếng thăm236
  • Hôm nay85,456
  • Tháng hiện tại3,742,900
  • Tổng lượt truy cập95,171,228
phieukhaosat
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây